Thời điểm cúng ông công ông táo
775 views

Cúng Táo quân giờ nào, ngày nào tốt nhất?

Nhà nghiên cứu văn hóa Vũ Hồng Thuật từ Bảo tàng dân tộc Việt Nam chia sẻ: Trong ngày 23 tháng Chạpgiờ Ngọ (tức từ 11h tới 13h) là giờ tối linh thiêng, thích hợp để đưa ông Công, ông Táo về chầu trời.

Tuy nhiên trong thực thế, với công việc bề bộn, ngày 23 tháng Chạp cũng không rơi vào ngày cuối tuần, nhiều người bận công việc nên không thể để cúng, thả cá vào giờ này. Nhà nghiên cứu phong thủy Nguyễn Hồng Hải nhận định: Không nhất thiết phải cúng ông Công, ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện trong khoảng thời gian bắt đầu từ 23h đêm ngày 22 cho đến trước giờ Hợi (tức 21 – 23h) ngày 23 tháng Chạp cũng được.

Bên cạnh đó, Mixi cho rằng, lễ cúng tiễn đưa ông Táo về trời nên được cúng vào tối ngày 22 hoặc sáng sớm ngày 23 tháng Chạp Âm lịch để kịp giờ Táo quân lên báo cáo, tốt nhất là trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp để các vị Táo quân nhận được lễ cúng của gia chủ.

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Lễ vật cúng Táo quân như nào?

Lễ vật cúng Táo quân theo truyền thống gồm:

  • Mũ ông công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà).
  • Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn.

Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấỵ. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông công thay đổi hàng năm theo ngũ hành:

  • Năm hành kim thì dùng màu vàng
  • Năm hành mộc thì dùng màu trắng
  • Năm hành thủy thì dùng màu xanh
  • Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
  • Năm hành thổ thì dùng màu đen

Sau khi làm xong lễ cúng, thì người ta thường đốt “vàng mã” cùng với bài vị cũ và lập bài vị mới cho Táo Quân.

Riêng đối với gia đình có trẻ con, người ta còn cúng Táo Quân một con gà luộc. Gà luộc này phải thuộc loại gà cồ mới tập gáy (tức gà mới lớn) để ngụ ý nhờ Táo quân xin với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho đứa trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ.

Phong tục cúng Táo quân tại ba miền Bắc – Trung – Nam có những khác biệt nhất định theo quan điểm của từng vùng. Theo đó, người miền Bắc đặc biệt đề cao việc cúng Táo quân có cá chép hoặc cá vàng kèm theo để các vị Táo quân về trời, nên họ thường cúng một con cá chép sống thả trong chậu nước với ngụ ý “cá chép hóa rồng”. Sau đó, cá chép sẽ được phóng sinh tại ao, hồ, sông, suối…

Tại miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Ở miền Nam thì giản dị hơn, người ta chỉ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.

Nên cúng ông Công ông Táo vào giờ nào?

Mâm cơm cúng Táo quân gồm những gì?

  • 1 đĩa gạo
  • 1 đĩa muối
  • 5 lạng thịt vai luộc
  • 1 bát canh mọc
  • 1 đĩa xào thập cẩm
  • 1 đĩa giò
  • 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống) 1 đĩa xôi gấc
  • 1 đĩa chè kho
  • 1 đĩa hoa quả
  • 1 ấm trà sen
  • 3 chén rượu
  • 1 quả bưởi
  • 1 quả cau, lá trầu
  • 1 lọ hoa đào nhỏ
  • 1 lọ hoa cúc
  • 1 tập giấy tiền, vàng mã

Có người thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng…gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa…

Cúng ông Táo thường đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, tượng trưng cho mong ước cả nhà quanh năm no ấm, hạnh phúc và sum vầy.

Nguồn: http://mixi.vn/kien-thuc/nen-cung-ong-cong-ong-tao-vao-gio-nao-542.html

"Thông tin được cung cấp là kết quả của việc tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu đáng tin cậy và nên được sử dụng như một tài liệu tham khảo có trách nhiệm, không nên lạm dụng để tham gia vào các hành vi vi phạm pháp luật."