Lưu giữ văn hóa người dân tộc Rơ Măm làng Le, Kon Tum
1904 views

Theo quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.

Nếu có dịp đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ dàng thấy s kin du lch cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng Le đã giữ gìn khá tốt văn hoá cồng chiêng.

Người Rơ Măm trước đây vốn có rất nhiều tục lệ nhưng ngày nay, đời sống văn hoá ngày càng phát triển, đồng bào đã từng bước từ bỏ những hủ tục và chỉ lưu giữ những tục lệ, nét văn hoá đẹp, độc đáo của dân tộc.

Kon Tum là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc anh em cùng sinh sống, cư trú. Trong đó, có 6 đồng bào dân tộc tại chỗ như: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ – Triêng, Jrai, Brâu và Rơ Măm. Mỗi dân tộc đều có vốn văn hóa riêng biệt rất phong phú, đa dạng và có giá trị lớn về mọi mặt. Do ảnh hưởng mặt trái của sự phát triển, nhiều giá trị di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số tại chỗ trong tỉnh có nguy cơ bị suy thoái, mai một hoặc bị mất dần. Tuy nhiên vẫn có dân tộc quan tâm lưu giữ, kế tục, sử dụng và truyền lại cho thế hệ sau nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Trong đó phải kể đến dân tộc Rơ Măm ở làng Le (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy).

Làng Le là địa bàn cư trú của 120 hộ dân với khoảng 460 nhân khẩu người Rơ Măm, đây là 1 trong 2 dân tộc ít người nhất của tỉnh, nhưng ở đây người dân lại lưu giữ, bảo tồn được số lượng cồng chiêng lớn. Cùng với đó là không gian văn hoá cồng chiêng cũng được dân trong làng giữ gìn và phát triển.

Theo đánh giá của Phòng Văn hoá – Thể thao huyện Sa Thầy, xã Mô Rai là địa phương có số lượng cồng chiêng nhiều nhất trong huyện với 189 bộ chiêng, riêng làng Le đã có gần 100 bộ, trong đó có 80 bộ chiêng Hoăn và 20 bộ chiêng Lào.

luugiuvanhoacongchiengtaynguyen

Cùng với việc gìn giữ cồng chiêng, người dân làng Le còn biết bảo ban nhau học tập, truyền dạy lại cho lớp trẻ cách đánh cồng chiêng, nhất là những bài chiêng dùng trong các lễ hội của dân tộc Rơ Măm. Nếu có dịp đến làng Le vào những ngày cuối tuần hay kỳ nghỉ hè, mọi người sẽ dễ dàng thấy cảnh lũ trẻ say sưa học đánh cồng chiêng; người già thì nhiệt tình truyền dạy. Lớp trước dạy lớp sau, cứ thế, bao đời nay, người dân làng Le đã giữ gìn khá tốt văn hoá cồng chiêng.

Bên cạnh đó, đồng bào người Rơ Măm nơi đây cũng luôn chú tâm lưu giữ những lễ hội văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, trong đó có 3 lễ hội quan trọng nhất liên quan vòng đời của cây lúa rẫy là: chọc tỉa, cúng mừng lúa lên đòng và cúng lúa mới. Theo quan niệm của người Rơ Măm, lúa rẫy là món quà của trời ban, chỉ cần chọc lỗ bỏ hạt xuống mà không cần bón phân, nhọc công chăm sóc, vậy mà lúa vẫn tốt, vẫn mang về những mùa bội thu nuôi sống người dân, thế nên từ lúc tra hạt đến khi thu hoạch họ đều làm lễ tạ ơn Yang Plút (tức thần Ngà voi), theo dân làng thì đây vị thần đã mang may mắn đến cho làng.

Cùng với lễ hội, tục lệ ma chay cũng được người Rơ Măm lưu giữ cho đến ngày nay. Theo lời kể của các già làng nơi đây, khi trong nhà có người chết, các gia đình sẽ đánh chiêng để thông báo với dân làng đến chia buồn, giúp đỡ… Nghĩa địa của người Rơ Măm luôn nằm về phía tây của làng, bởi theo quan niệm của đồng bào nếu đặt về phía Đông thì khi mặt trời mọc và đi qua làng, linh hồn người chết cũng sẽ đi theo vào làng, như vậy sẽ không mang điều tốt đến cho làng. Các ngôi mộ của người Rơ Măm cũng được sắp xếp có trật tự khi chôn, tránh để người dưới mộ nhìn về phía làng. Tuy nhiên, tục lệ ma chay ngày nay của người Rơ Măm cũng đã có những thay đổi tích cực, đó là các gia đình không còn chôn chung người chết như trước…

Thời gian qua với nỗ lực phát triển kinh tế, đồng bào Rơ Măm làng Le vẫn luôn cố gắng bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc mình trước những tác động của cơn lốc văn hoá hiện đại đang tràn về