Chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà (Viện Nghiên cứu và ứng dụng tiềm năng con người) cho biết, từ xa xưa tín ngưỡng dân gian Việt Nam coi tháng 7 là “tháng cô hồn” hay tháng “ma quỷ” và Lễ Vu Lan báo hiếu.
Mâm cúng cô hồn
Theo kenhdulich360.com Tục lệ này bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7 đến sau 12/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan “thả cửa” cho ma quỷ và kết thúc sau 12 giờ đêm của rằm tháng 7 các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Tính từ ngày 2 – 14/7 trong âm lịch chính là các ngày “mở cửa địa ngục”, các cô hồn được xá tội, thoát về dương thế, vảng vất khắp nhân gian. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa để được bình an, ma quỷ không quấy phá.
Rằm tháng 7 cúng cô hồn mang tính nhân văn cao trong văn hoá Việt Nam cũng như quan niệm ngày xá tội vong nhân là dù con người gây ra những tội ác gì trong quá trình chịu sự trừng phạt, quả báo cũng có 1 ngày xá tội để đỡ chịu khổ cực, đau đớn. Vì vậy, mọi người đều cúng chúng sinh bằng cháo loãng, gạo, bỏng, muối… để siêu sinh cho những linh hồn không nơi nương tựa ấy về cảnh giới an lành.
“Ngoài ra, trong văn hóa Phật giáo theo truyền thống và sử sách Kinh Phật truyền lại thì tháng 7 với lễ Vu Lan báo hiếu, mọi người nên phát huy truyền thống thống tốt đẹp của người Việt báo hiếu tổ tiên. Các gia đình nên đi chùa để làm lễ, cầu siêu cũng như tỏ lòng báo hiếu tới cha mẹ, ông bà và tổ tiên. Sau đó về nhà làm mâm cơm chay thắp hương lên bàn thờ phật và bàn thờ của người thân đã mất. Nên làm lễ cầu siêu ở mức độ đơn giản, chứ không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy hay nghi thức rườm rà” – chuyên gia phong thủy Nguyễn Cung Hà nhấn mạnh.
Nhiều người băn khoăn cúng cô hồn vào giờ nào thì hợp lý, các nhà tâm linh cho rằng, Lễ Vu Lan cầu siêu, báo hiếu tổ tiên nên thực hiện ban ngày. Còn lễ cúng bố thí cho các cô hồn khi tại thế thất cơ lỡ vận, không nơi nương tựa và chịu nhiều oan trái trong xã hội… nên cúng vào buổi chiều tối.
Lưu ý với mâm lễ cúng cô hồn, mọi người nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài bậu cửa, không quy định hướng lễ. Nếu không muốn cúng cô hồn tại nhà có thể cúng tại chùa. Tất cả các chùa đều làm lễ cúng cô hồn trong một ngày nhất định từ ngày đầu tháng tới rằm. Lễ vật cúng cô hồn, mọi người chú ý không nên cúng xôi, gà, đồ mặn.
Mâm cỗ cúng cô hồn thường bao gồm:
– Muối gạo (1 dĩa)
– Cháo trắng nấu lỏng ( 12 chén nhỏ ), hay là cơm vắt: 3 vắt
– 12 cục đường thẻ – Giấy áo, giấy tiền vàng bạc.
– Mía (để nguyên vỏ và chặt tùng khúc nhỏ độ 15 cm)
– Bánh, kẹo, tiền mặt (tiền thật, các loại mệnh giá).
– Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
– Hoa, quả 5 loại 5 mầu (ngũ sắc)
– Nước: 3 ly nhỏ, 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
Nguồn: http://mixi.vn/kien-thuc/cung-co-hon-ram-thang-7-vao-gio-nao-moi-dung-481.html